Quy định chiều cao xây dựng nhà dân dụng ra sao?

Chiều cao xây dựng

Việc thiết kế chiều cao xây dựng nhà ở dân dụng là một trong những điều khá quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công ngôi nhà. Nó không chỉ mang đến vẻ đẹp sự hài hòa, cân đối mà nó còn là yêu cầu và quy định chung. Chính vì thế trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định chiều cao xây dựng nhà dân dụng nhé.

Chiều cao tầng nhà là gì?

Để có thể tính toán lớp chiều cao tầng nhà thì các bạn bắt buộc phải hiểu được chiều cao tầng nhà là gì. Nó chính là khoảng cách từ tầng 1 đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Ngoài ra chiều cao tầng cũng được tính là khoảng cách giữa hai sàn nhà, từ tầng dưới đến tầng kế tiếp.

XAYDUNGHOANGPHU.COM (Thiết kế & xây nhà Trọn Gói)

Hotline/Zalo: 0905079088

Nhìn chung tùy từng không gian cũng như là diện tích công trình khác nhau sẽ có những tính toán về mặt chiều cao khác nhau sao cho hợp lý nhất. Tuy nhiên bạn cũng không được phép xây quá cao bởi vì hiện nay đã có quy định về chiều cao xây dựng nhà dân dụng. Nếu nhà càng cao thì mức chi phí sẽ càng nhiều.

Hiện nay trong thiết kế chiều cao tầng nhà thì có ba mức cơ bản:

  • Phòng cao (3,6 – 5m)
  • Phòng tiêu chuẩn (3 – 3,3m)
  • Phòng thấp (2,4 – 2,7m).

Lý do phải tính toán chiều cao tầng nhà

Việc tính toán chiều cao tầng nhà khá quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công ngôi nhà. Nếu như bạn thiết kế chiều cao tầng nhà quá lớn sẽ làm cho ngôi nhà có cảm giác trống trải, lạnh lẽo và gây tốn kém chi phí. Trong trường hợp thiết kế chiều cao quá thấp thì sẽ khiến cho bạn cảm thấy bí bách và chật chội.

==>>Xem thêm: Đơn giá thiết kế

Chính vì thế việc tính toán chiều cao hợp lý sẽ tạo được không gian thoáng đãng sang trọng và sự gần gũi cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời cũng cần phải làm sao đảm bảo các chức năng của của từng phòng khác nhau. Nó sẽ quyết định được sự thoải mái của tổng thể ngôi nhà.

Quy chuẩn về chiều cao xây dựng công trình

Quy chuẩn về chiều cao xây dựng nhà dân dụng là mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và bắt buộc người thực hiện phải tuân thủ theo đúng yêu cầu. Điều này sẽ thể hiện trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch.

==>>Xem thêm: Đơn giá thi công trọn gói

Quy định về chiều cao tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ

  • Chiều cao trung bình một tầng nhà ở là 3 m từ mặt dưới đất lên mặt sàn trên.
  • Quy định về chiều cao giữa các tầng nhà từ tầng thứ 2 trở lên phải tối đa 3,4 m
  • Xét về độ cao của sàn thì tối đa sẽ ra 3,5 m. Nó được tính từ vỉa hè cho đến đáy của ban công. Điều này sẽ áp dụng trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh giới.
  • Xét về độ cao sàn tối đa sẽ là 3,8 m
  • Trong trường hợp đường lộ giới ở dưới 3,5 m thì bạn chỉ được xác định chiều cao theo kích thước lỗ ban tính từ mặt sàn của tầng 1 cho đến mặt sàn tầng 2. Lúc này tuyệt đối không được phép làm tầng lửng
  • Nếu độ cao sàn tối đa là 5,8 m và đường lộ giới từ 3,5 cho đến dưới 20 m thì được phép sử dụng tầng lửng. Tổng chiều cao từ tầng 1 cho đến tầng 2 tối đa sẽ là 5,8 m.
  • Trong trường hợp đường lộ giới từ 20m trở lên thì bạn sẽ được phép bố trí tầng lửng với tổng chiều cao từ tầng 1 đến tầng 2 tối đa là 7 m.

Chiều cao của các tầng nhà ở theo phong thủy

Hiện nay chiều cao nhà ở tính theo số bậc cầu thang thường sẽ được lấy những con số đẹp. Bậc cầu thang sẽ có 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc, 25 bậc. Nếu nhà bạn có diện tích lớn thì đây là một trong những trường hợp khá đơn giản bởi việc quy định chiều cao sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên với nhà có diện tích dành cho cầu thang bộ nhỏ thì các tầng nên được thiết kế sao cho thật hợp lý tránh việc thiết kế tầng quả cao. Điều này sẽ gây nên độ dốc của cầu thang và khiến cho bạn gặp khó khăn trong quá trình đi lại cũng như là gây nguy hiểm.

Có một số trường hợp nhà nhỏ với mặt tiền hẹp thì chiều cao cũng không nên thay đổi quá nhiều. Tốt nhất nên sử dụng chiều cao khoảng 3 m là phù hợp.

Chiều cao nhà theo chức năng phòng

Về chiều cao của phòng khách thì nó sẽ cao hơn những phòng khác và có thể là cao gấp đôi. Chiều cao lý tưởng nhất cho phòng khách là từ 3,5 cho đến 5 m. Vì vậy với những căn biệt thự có phòng khách rộng, thoáng đãng thường tạo được cảm giác ấm cúng và gây nên ấn tượng cho khách khi tới nhà.

Với phòng thờ thì bạn hãy thiết kế chiều cao làm sao để tạo được cảm giác trang nghiêm. Chính vì vậy chiều cao không được thấp hơn chiều cao của các phòng thông dụng trong ngôi nhà.

Đối với phòng bếp và phòng ngủ thì hãy tạo nên cảm giác ấm cúng bằng việc để chiều cao trung bình vừa phải từ 3 đến 3,3 m. Bên cạnh đó việc sử dụng trần thấp cũng phần nào đó giúp cho điều hòa hoạt động dễ dàng hơn, tiết kiệm điện năng.

Đối với các căn phòng như phòng để xe và phòng tắm thì nên để chiều cao vừa đủ. Điều này là bởi vì những căn phòng này thường có tần suất sử dụng thấp và không quá quan trọng.

==>>Xem thêm: Đơn giá thi công phần thô

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về quy định chiều cao xây dựng nhà dân dụng để các bạn cùng tham khảo. Mong rằng có những chia sẻ này đã mang đến cho các bạn kiến thức bổ ích và giúp bạn hiểu hơn về cách thức thiết kế ngôi nhà.

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ

   – Địa chỉ: 185/28 Ngô Chí Quốc, Quận Thủ Đức, HCM

   – Văn phòng 1: 77A -77B Hiệp Bình, Tp.Thủ Đức

   – Văn phòng 2: C30 Park Riverside, 101 Bưng Ông Thoàn, Tp.Thủ Đức

   – Hotline/Zalo: 0905 079 088

   – Website: https://xaydunghoangphu.com

   – Email: hoangphudc@gmail.com

Cảm ơn bạn đã có những trải nghiệm tuyệt vời với chúng tôi. Gửi đến bạn lời chúc tốt đẹp và mong muốn sớm được làm việc cùng bạn.