Nhà mái Thái là gì?

Trong khi nhiều người Việt còn chưa biết nhà mái Thái là gì? thì kiểu nhà này đã được xây dựng phổ biến tại nhiều quốc gia Châu Á. Nhà mái Thái tuy có kế thiết đơn giản nhưng lại rất hiện đại và mang tới gia chủ một cuộc sống tiện nghi. Sau đây, xây dựng Hoàng Phú sẽ giúp bạn hiểu hơn về những ưu và nhược điểm của nhà mái Thái.

Nhà mái Thái là gì?

Nhà mái Thái là gì?

Nhà mái Thái là gì?

Bạn đang có dự định xây dựng một căn nhà có thiết kế kế đơn giản nhưng vẫn hiện đại và tiện nghi? Hoặc bạn muốn có một căn nhà hiện đại và tiện nghi nhưng lại bị giới hạn về kinh phí? Vậy thì nhà mái Thái là chính là giải pháp lý tưởng dành cho bạn.

Nhà mái Thái là gì? – Bạn tò mò muốn biết lắm rồi phải không? Nhà mái Thái là kiểu nhà thấp tầng (chủ yếu là 1 tầng và 1 trệt) với mái nhà có dạng mái Thái. Ngoài ra, cửa sổ, cửa chính hay mái che của căn nhà đều mang đậm dấu ấn kiến trúc của “xứ sở chùa vàng”.

Mái nhà của kiểu nhà này được lợp bằng ngói Thái truyền thống. Tuy nhiên, ngày nay, ngói Thái có nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau như: ngói giả đá, ngói sóng lớn, ngói sóng nhỏ, mái chữ A,… Nhờ vậy mà bạn có thêm nhiều lựa chọn cho căn nhà của mình.

HOTLINE: 0905 079 088 (Tư vấn Thiết kế Thi công)

Những kiểu nhà mái Thái phổ biến hiện nay

Nhà mái Thái là gì?

Như đã nói ở trên, nhà mái Thái có kiến trúc thấp và chủ yếu là 1 tầng và 1 trệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số kiểu nhà mái Thái khác làm biết bao gia chủ bị mê hoặc dưới đây:

  • Nhà mái Thái kiểu 1 tầng có gác lửng.
  • Nhà mái Thái kiểu cấp 4.
  • Nhà mái Thái kiểu có 2 hoặc 3 tầng.
  • Nhà vườn mái Thái kiểu 1 tầng có 2 hoặc 3 phòng ngủ.
  • Nhà vườn mái Thái kiểu 1 tầng phong cách tân cổ điển.
  • Nhà vườn mái Thái kiểu 1 tầng phong cách hiện đại.
  • Biệt thự mái Thái.

Những ưu điểm và nhược điểm của nhà mái Thái là gì?

Nhà mái Thái là gì?

Đặc trưng của nhà mái Thái là mái nhà có độ dốc 4 chiều nên nếu trời mưa thì nhà trần nhà cũng không bị thấm dột hay đọng nước. Bởi vậy, tình trạng nấm mốc sẽ không có cơ hội “làm phiền” vẻ đẹp của căn nhà.

Bên cạnh đó, nhà mái Thái còn có khả năng tản nhiệt tốt do mái nhà được lợp bằng ngói Thái. Đây nổi tiếng là loại ngói “ăn đứt” các loại mái khác về khả năng tản nhiệt và chống nóng. Chính vì vậy, căn nhà của bạn luôn mát mẻ và dễ chịu ngay cả trong mùa hè.

XEM THÊM BÀI VIẾT MỚI: KIẾN THỨC XÂY DỰNG

Ưu điểm của nhà mái Thái

  • Mái nhà có độ dốc vừa phải giúp nước mưa nhanh thoát, tránh được tình trạng ứ đọng nước ở trên mái.
  • Khả năng chống nấm mốc và tản nhiệt, chống nóng cao.
  • Kiểu dáng hiện đại và phù hợp với nhiều công trình kiến trúc khác nhau, dễ dàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của các gia chủ.
  • Có sự kết hợp giữa kiểu nhà phố hiện đại, vuông vức với mái Thái mềm mại, thanh thoát tạo nên khối kiến trúc hoàn hảo.
  • Xét về mặt phong thủy, nhà mái Thái giúp gia chủ tránh được hiện tượng tích tụ hung khí do mái có hình chóp và dốc. Từ đó, mang tới những điều may mắn và tốt lành cho gia chủ.

Nhược điểm của nhà mái Thái

  • Dù được thi công chi tiết và tỉ mỉ nhưng sau một thời gian sử dụng, bạn cần lợp lại phần mái Thái. Công việc này sẽ “ngốn” rất nhiều công sức và thời gian của bạn.
  • Cũng bởi được thi công tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao nên chi phí xây dựng nhà mái Thái lớn hơn các kiểu nhà khác.

Một số điểm cần lưu ý khi xây nhà lợp mái Thái là gì?

Nhà mái Thái là gì?

Chắc hẳn lúc này đây bạn đã biết nhà mái Thái là gì và nhà mái Thái có những ưu điểm, nhược điểm nào rồi. Nếu bạn “trót yêu” nhà lợp mái Thái và muốn xây nhà theo kiểu này thì cần lưu ý rằng:

  • Độ dốc lý tưởng của mái là 30 độ. Theo đó, ứng với 1m đo chiều ngang thì kèo mái phải nâng lên 0,57m. Chiều xuôi tối đa của mái ngói là 10m. Nếu mái có chiều xuôi trong khoảng 10 – 15m thì độ dốc phải là 45 độ mới đảm bảo cho nước chảy.
  • Khi lợp mái cần tuân thủ theo nguyên tắc lợp cẩn thận và hoàn chỉnh hàng ngói đầu tiên để làm chuẩn. Sau đó, lần lượt lợp các hàng tiếp theo từ dưới lên trên và từ phải qua trái.
  • Tạo khoảng trống vừa đủ giữa từng viên ngói với nhau sao cho các viên ngói không quá sát hoặc quá xa nhau.
  • Khi lợp xong mái, cần dùng khăn sạch để lau chùi bề mặt ngói. Ngoài ra, để tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ thì bạn có thể quét lên mái ngói một lớp sơn phủ.

Liên hệ

Vậy là Hoàng Phú đã vừa giới thiệu xong với bạn về kiểu nhà mái Thái và bật mí những ưu điểm, nhược điểm của nhà mái Thái là gì. Chúc bạn sớm có được một căn nhà mái Thái thật đẹp và thật tiện nghi nhé! Nếu cần hỗ trợ thiết kế và thi công nhà mái Thái từ A đến Z, bạn chỉ cần liên hệ tới:

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ