Nền nhà mới xây bị lún – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nền nhà mới xây bị lún

Chẳng có gì hạnh phúc hơn khi sau bao ngày tháng chờ đợi bạn được dọn vào sống trong ngôi nhà mới thân yêu của mình. Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu thì bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sụt lún khiến bạn hoang mang và lo lắng khi chẳng viết vì sao. Vậy nền nhà mới xây bị lún do nguyên nhân gì? Khắc phục thế nào? Câu trả lời sẽ được xaydunghoangphu giải đáp trong bài viết dưới đây.

Các nguyên nhân khiến nền nhà mới xây bị lún

Nhà bị nứt

Thực chất nhà bị nứt do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không hẳn do bị lún mới gây nứt. Thường sẽ có 3 nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Đó là:

  • Về mặt cơ học: Nguyên nhân là do tính toán sai kết cấu hoặc do nhà lún gây ra. Nhưng nguyên nhân này rất ít khi xảy ra.
  • Về mặt thi công: Nhà bị nứt có thể vì tay nghề của thợ thi công, chất lượng vật liệu kém như: sàn đúc mác quá cao, gạch ốp không tốt, tỷ lệ trộn bê tông không đúng..
  • Về mặt vật lý: Nhà nứt nguyên nhân chính chủ yếu là do yếu tố vật lý, cụ thể là do nhiệt độ. Bạn có thể nhận thấy rõ những căn nhà ở những địa phương có thời tiết khắc nghiệt nếu chịu tác động nhiệt cao sẽ khiến hệ co giãn của tường thay đổi gây nứt.

XAYDUNGHOANGPHU.COM (Thiết kế & xây nhà Trọn Gói)

Hotline/Zalo: 0905079088

Nhà bị lún do cấu tạo sai

Có khá nhiều công trình dùng cát dày khoảng 10 – 20 cm để phủ đầu cừ tràm, nhưng việc này không đúng vì có thể gây sạt lún.

Bạn nên biết rằng, cát có tính chất chảy hay công trình bên cạnh khi đào móng có thể khiến lớp cát này bị sạt lở. Mặt khác việc phủ đầu cừ tràm bằng cát làm các móng không thể liên kết được với nhau nên nền móng sẽ yếu đi.

Khi có lực tác động, lớp cát này có thể dịch chuyển gây sụt lún công trình. Thế nên cần đặt đầu cừ tràm bằng bên tông để có thể chịu được lực ngang, lực đứng được truyền từ móng tới khối cừ tràm.

Bê tông lót đá sai tỷ lệ

Nếu dùng bê tông có tỷ lệ lót đá là 4 – 6 sẽ có nguy cơ cao dẫn đến hiện tượng sụt lún nhà. Người ta hay dùng để lót trước khi đặt thép và tiến hành đổ bê tông móng với tỷ lệ đá 1 – 2.

==>>Xem thêm: Đơn giá thi công trọn gói

Nhưng thực tế lại không phải vậy, lớp bê tông này hay được làm rất sơ sài, không chắc chắn. Nhiều trường hợp thợ xây chỉ xếp một lớp đá rồi dùng vữa tô lên rồi đầm sơ qua. Việc này sẽ khiến lớp lót này có nhiều lỗ rỗng.

Lún do sai kết cấu

Trường hợp nền nhà mới xây bị lún không phải do nền đất xấu mà xuất phát từ các yếu tố như: tính sai lực lún, chọn móng không phù hợp với nền đất.

Các tình trạng lún một bên hướng về ban công thường do chịu sự tác động của ban công. Điều này chứng tỏ lực tác động tại các cột ban công sẽ lớn hơn lực tác động ở các cột trong nhà.

Khi người thiết kế không tính toán tới điểm này thì sẽ dẫn tới việc tính diện tích móng, lực của cột không chính xác. Kết quả là gây ra phản lực và nhà sẽ bị lún nghiêng về một bên.

Lún do xây chen

Quá trình thi công không đúng kỹ thuật không những khiến ngôi nhà giảm tuổi thọ sử dụng mà còn khiến nền nhà mới xây bị lún. Khi thi công cần tìm ra những biện pháp giải quyết hợp lý như: có thể thi công từng móng, thi công theo dạng cuốn chiếu…

Nếu xây dựng đồng bộ thì không gây ảnh hưởng nhưng khi xây chen thì tình trạng sụt lún là điều có thể xảy ra. Vì vậy nên tìm ra những biện pháp xử lý hiệu quả.

Cách khắc phục nền nhà mới xây bị lún

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra. Trong số các biện pháp khắc phục thì gia cường móng được đánh giá là phương pháp hữu hiệu. Người ta có thể đôn cột phía thấp lên hoặc hạ cột phía cao xuống.

==>>Xem thêm: Đơn giá thiết kế

Mặt khác cũng cần lưu ý tới từng tính chất công trình. Chẳng hạn như với các loại biệt thự lâu đài, biệt thự cổ điển, biệt thự tân cổ điển…khi xử lý tình trạng sụt lún thường dễ hơn các thiết kế nhà hiện đại.

Quy trình xử lý nền nhà bị lún gồm các bước:

Bước 1: Chẩn đoán sơ bộ

Chẩn đoán sơ bộ dựa trên tư thế đứng, kích thước, các vết nứt, tình trạng biến dạng, độ cứng, độ tuổi hay sự rung lắc của công trình khi có xe ô tô đi qua. Việc này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình khắc phục tình trạng sụt lún.

Bước 2: Điều khiển nhà

Điều khiển nhà thực chất là chuyển công trình cố định sang dạng cân bằng động. Sau đó dựa vào một năng lượng nhỏ để điều chỉnh tình trạng lún. Khi hoàn thành, người ta sẽ khóa lại cân bằng động để công trình có thể đứng vững.

Bước 3: Phân tích kết cấu nhà

Người ta tiến hành chạy mô hình trên máy tính để kiểm tra xem chất lượng công trình như thế nào. Nếu thấy cần thiết thì phải bổ sung ngay.

==>>Xem thêm: Đơn giá thi công phần thô

Tóm lại, chỉ khi biết rõ nguyên nhân thì chúng ta mới tìm ra được biện pháp khắc phục hiệu quả khi nền nhà mới xây bị lún. Mong rằng những thông tin mà xaydunghoangphu chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và sớm tìm được một đơn vị thi công thiết kế uy tín để chất lượng nhà ở luôn được đảm bảo.

 

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ

   – Địa chỉ: 185/28 Ngô Chí Quốc, Quận Thủ Đức, HCM

   – Văn phòng 1: 77A -77B Hiệp Bình, Tp.Thủ Đức

   – Văn phòng 2: C30 Park Riverside, 101 Bưng Ông Thoàn, Tp.Thủ Đức

   – Hotline/Zalo: 0905 079 088

   – Website: https://xaydunghoangphu.com

   – Email: hoangphudc@gmail.com

Cảm ơn bạn đã có những trải nghiệm tuyệt vời với chúng tôi. Gửi đến bạn lời chúc tốt đẹp và mong muốn sớm được làm việc cùng bạn.