Móng đơn là gì?

Móng đơn là gì?

Trước khi quyết định có nên chọn thi công móng đơn cho công trình nhà ở của mình hay không thì bạn cần biết Móng đơn là gì ?. Ngoài ra, những thông tin về ưu điểm, nhược điểm và kết cấu của móng đơn cũng rất quan trọng nên bạn không được phép bỏ qua. Để hiểu hơn về loại móng này, bạn hãy theo chân Hoàng Phú nhé!

móng đơn là gì?

Đôi nét về móng đơn

Móng đơn là gì?

Các kỹ sư và thợ xây dựng vẫn luôn nhận định rằng chi phí thi công móng đơn tiết kiệm hơn nhiều so với thi công các loại móng khác. Bởi vậy, nhiều gia chủ muốn chọn loại móng này cho công trình nhà ở của mình nhưng lại chưa hay biết móng đơn là gì.

HOTLINE: 0905 079 088 (Tư vấn Thiết kế Thi công)

Móng đơn là gì?

Móng đơn là gì?

Trong xây dựng, móng đơn hay móng cốc được định nghĩa là loại móng đỡ một hay một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn nằm riêng lẻ và có nhiều hình dáng khác nhau như: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,… tùy vào mỗi công trình.

Móng đơn được dùng nhiều trong việc gia cố hoặc xây dựng những công trình xây dựng có tải trọng vừa và nhẹ. Cụ thể là nhà cấp 1, nhà dưới 3 tầng, nhà kho,…

Ưu điểm và nhược điểm của móng đơn là gì?

Ưu điểm

  • Dễ thi công và có chi phí thi công thấp so với móng cọc, móng bè và móng băng.
  • Phù hợp với công trình nhà dân dụng hoặc những công trình nhỏ lẻ.
  • Vẫn có thể thi công trên nền đất yếu bằng cách gia cố nền đất bằng cọc bê tông, cọc tre hoặc cừ tràm.

Nhược điểm

  • Không phù hợp với những công trình trên 3 tầng hoặc có tải trọng lớn.
  • Nếu công trình có tải trọng lớn thì phải mở rộng đáy móng. Đồng thời, tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng để đảm bảo sức chịu lực của móng.

XEM THÊM:  BÀI VIẾT MỚI

Kết cấu của móng đơn

Móng đơn đơn có kết cấu đơn giản với 2 phần chính đó là bê tông và cốt thép. Hai phần này kết hợp với nhau tạo thành một hình trụ dài và thẳng đứng.

Trong các công trình công nghiệp hay dân dụng xây dựng trên nền đất bùn, đất yếu hay đất thịt thì móng cần được gia cố thật cẩn thận. Theo đó, các kỹ sư và thợ xây dựng sẽ đặt lên một lớp đất tốt với độ dày tối thiểu 1m lên trên phần đáy của móng.

Việc này tạo nên một bề mặt phẳng và chắc chắn giúp tránh sự thay đổi giữa các vùng giáp xanh của đất xấu và đất tốt. Nhờ vậy mà giữ cho đất không bị sạt lở làm ảnh hưởng đến sức chịu lực của móng.

Ngoài cách trên, các kỹ sư và thợ xây dựng còn có thể gia cố móng bằng dầm móng. Các dầm móng được đặt thẳng hàng hay cắt nhau giúp giằng các móng đơn không bị lún lệch giữa các đài móng.

Quy trình thi công móng đơn trong công trình xây dựng

Móng tuy nằm ở vị trí dưới cùng của công trình xây dựng nhưng lại giữ vai trò quan trọng bật nhất đó là chịu lực lớn của cả công trình. Do đó, móng cần được thiết kế và thi công cẩn thận và đúng với các tiêu chí kỹ thuật trong xây dựng.

Quy trình thi công móng đơn bao gồm 5 giai đoạn, đó là:

  • Giải phóng mặt bằng.
  • San lấp mặt bằng.
  • Công tác cốt thép.
  • Công tác cốp pha.
  • Công tác bê tông.

Giai đoạn giải phóng mặt bằng

Ở giai đoạn này, bạn cần tiến hành giải phóng mặt bằng khu đất dùng để xây dựng công trình. Sau đó, bạn chuẩn bị nhân lực cũng như các loại vật liệu, máy móc và thiết bị xây dựng thiết yếu. Ví dụ như: cát, sỏi, máy trộn bê tông, xe vận chuyển,…

Giai đoạn san lấp mặt bằng

Công việc chính của giai đoạn này là dọn dẹp sạch sẽ và san lấp mặt bằng của khu đất để quá trình thi công móng diễn ra thuận tiện. Trong quá trình san lấp, bạn cũng cần:

  • Đặt các trục công trình trên khu đất.
  • Đào đất tại các điểm trục theo kích thước đã xác định trước đó.
  • Dọn sạch các vị trí móng vừa đào và hút hết nước bên trong hố móng (nếu có).

Giai đoạn gia công cốt thép

Để thi công cốt thép, bạn cần chuẩn bị thép tốt và không bị hoen gỉ. Ngoài ra, thép cũng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn hiện hành và yêu cầu trong thiết kế, thi công.

Tiếp đó, bạn bắt tay vào khâu gia công cốt thép bằng việc lần lượt thực hiện các bước dưới đây:

  • Dùng tời để nắn thẳng thép và dùng kìm cộng lực để cắt thép theo đúng chủng loại và kích thước mà bản thiết kế đề ra. Đồng thời, dùng bàn uốn để uốn thép (nếu cần).
  • Liên kết thép chủ với thép đai bằng dây thép buộc 1 ly. Khoảng cách giữa các cốt đai buộc đúng theo yêu cầu trong bản thiết kế.
  • Liên kết thép chủ với hộp bích đầu cọc thông qua các mối hàn. Hộp bích đầu phải đảm bảo 4 cạnh của mặt cọc nằm trên cùng một mặt phẳng và vuông theo thiết kế.
  • Bố trí và định vị cốt thép cọc thành từng lồng theo thiết kế và được nghiệm thu trước khi chuyển qua giai đoạn cốp pha.

Giai đoạn đặt cốp pha

Tiến hành lắp đặt ván khuôn vào hệ thống cốt thép cọc vừa được định vị ở giai đoạn trước là công việc bạn cần làm ở giai đoạn này. Để giảm lực xô ngang khi đổ bê tông, bạn hãy kê các thanh chống lên thành đất bằng những tấm gỗ dày trên 4cm.

Giai đoạn đổ bê tông

Đây chính là giai đoạn cuối cùng của quy trình thi công móng đơn. Bê tông sau khi được trộn theo đúng quy cách và thời gian sẽ được đổ vào hệ thống cốp pha lõi thép.

Một điều “tối kỵ” trong đổ bê tông móng đơn khiến chất lượng móng bị sụt giảm đó là để nước đọng trong hố móng. Vậy nên, bạn cần giữ cho hố móng luôn khô ráo trước khi được đổ bê tông.

Liên hệ

Hoàng Phú mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu móng đơn là gì và có những ưu, nhược điểm nào. Từ đó, bạn sẽ biết  có nên chọn móng đơn cho công trình nhà ở của mình hay không. Khi cần được tư vấn thiết kế và thi công móng hoặc công trình nhà ở trọn gói một cách tận tình.