Móng cọc là gì?

Trong xây dựng, với các công trình có tải trọng lớn hoặc được thi công trên nền đất mềm thì kỹ sư xây dựng sẽ lựa chọn móng cọc. Vậy móng cọc là gì? Thi công móng cọc như thế nào thì đúng quy cách và đạt chuẩn chất lượng trong xây dựng? Hoàng Phú sẽ giải đáp với bạn tất cả những câu hỏi trên ngay trong bài viết này.

Móng cọc là gì?

HOTLINE: 0905 079 088 (Tư vấn Thiết kế Thi công)

Đôi nét về móng cọc

Móng cọc là gì?

Móng cọc là gì?

Nếu bạn đang tò mò không rõ móng cọc là gì và trông như thế nào thì hãy để Hoàng Phú bật mí với bạn. Móng cọc là loại móng xây dựng có hình trụ dài và dùng các vật liệu như cọc cừ tràm hay bê tông đẩy sâu xuống đất để nâng đỡ cho cấu trúc công trình ở trên.

Nói cách khác, móng cọc đảm nhận việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống đất để giữ cho công trình luôn chắc chắn, an toàn. Loại móng này được các kỹ sư và thợ xây dựng ưu tiên lựa chọn cho công trình có tải trọng lớn hoặc được thi công trên nền đất mềm.

Cấu tạo của móng cọc

Móng cọc là gì?

Móng cọc được cấu thành bởi 2 thành phần chính đó là một hoặc một nhóm móng cọc và đài cọc. Trong đó, móng cọc bao gồm các loại cọc như: cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép và cọc hỗn hợp. Đài cọc có chức năng liên kết các cọc móng với nhau để tạo nên nền móng kiên cố.

Móng cọc gồm những loại nào?

Móng cọc là gì?

Trong ngành xây dựng, móng cọc được chia thành 2 loại cơ bản là móng cọc đài cao và móng cọc đài thấp. Mỗi loại lại có đặc điểm riêng để phân biệt với loại còn lại. Theo đó:

  • Móng cọc đài cao là loại móng có chiều cao của cọc móng lớn hơn chiều sâu của móng. Các cọc móng của loại móng này vừa chịu nén lại vừa chịu tải trọng uốn.
  • Móng cọc đài thấp là loại móng mà các cọc móng được đặt sao cho lực ngang của móng bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu của hố móng. Các cọc móng chỉ chịu nén mà không chịu tải trọng uốn.

XEM THÊM BÀI VIẾT MỚI: KIẾN THỨC XÂY DỰNG

Những ưu điểm và nhược điểm của móng cọc là gì?

Tương tự như các loại móng xây dựng khác, móng cọc cũng tồn tại những nhược điểm bên cạnh những ưu điểm nổi trội. Cụ thể là:

Ưu điểm của móng cọc

  • Quá trình thi công dễ dàng và tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, chi phí. Lý do là bởi không cần đào quá nhiều đất để làm hố móng cũng như trộn quá nhiều bê tông để đổ móng.
  • Đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho toàn bộ công trình trong một thời gian dài đi vào sử dụng.
  • Áp dụng phương pháp đóng cọc hàng loạt thay vì phương pháp gia công cọc bê tông cốt thép truyền thống.
  • Mômen uốn nứt lớn cho phép sản xuất cọc móng có chiều dài và tiết diện lớn.

Nhược điểm của móng cọc

  • Chiều sâu thi công móng cọc chỉ đạt ở mức trung bình, khoảng 10 – 60m.
  • Tiết diện cọc móng cũng chỉ đạt ở mức trung bình, khoảng d25 – d70 với cọc tròn và 20×20 hoặc 45×45 với cọc vuông.
  • Chỉ phù hợp với các công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình khoảng 40T – 400T/cọc.

Cách đổ móng cọc đạt chuẩn trong xây dựng

Tới đây, chắc hẳn bạn đã biết móng cọc là gì và có những ưu điểm, nhược điểm nào rồi phải không? Vậy thì Hoàng Phú sẽ tiếp tục bật mí với bạn cách đổ móng cọc đạt chất lượng trong xây dựng nhé!

Chuẩn bị mặt bằng

Ở bước này, bạn cần khảo sát địa chất để có thể đánh giá chính xác những điều kiện thuận lợi của khu đất trước khi thi công công trình. Điều này sẽ giúp quá trình thi công diễn ra thuận tiện và suôn sẻ.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên kiểm tra yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của các loại cọc sẽ được dùng trong công trình. Với những cọc không đảm bảo thì cần loại bỏ ngay.

Ép cọc bê tông cốt thép

Tiến hành ép cọc móng xuống hố móng đã được đào sẵn theo chiều sâu quy định trong bản thiết kế. Cọc được công nhận là ép xong nếu chiều dài cọc được ép xuống hố móng lớn hơn chiều dài ngắn nhất đề trong thiết kế.

Trong trường hợp cọc móng nghiêng quá 1%, cọc ép dở do vướng vỉa sét, ổ cát hoặc cọc bị vỡ,… thì phải nhổ lên ép lại. Thêm một phương án “chữa cháy” nữa đó là ép bổ sung cọc mới.

Gia công cốt thép

Tiếp theo, bạn cần sửa thẳng và đánh gỉ cho thép trước khi mang thép đi cắt và uốn theo hình dạng của móng để tạo ra cốt thép. Ngoài ra, nếu muốn có những thanh cốt thép dài hay tận dụng các đoạn cốt thép ngắn thì cần nối cốt thép.

Khung cốt thép sau khi được lắp ghép xong phải đảm bảo bền chắc và không bị hỏng hóc hay biến dạng do chịu tải trọng của bê tông.

Lắp dựng cốt pha

Lắp ghép ván khuôn vào hệ thống thép cốt pha theo đúng hình dạng, kích thước và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong bản vẽ thiết kế. Đồng thời phải có biện pháp chống nước xi măng bị thấm ra ngoài thông qua bề mặt ván khuôn.

Đổ bê tông móng cọc

Đổ bê tông là bước đòi hỏi sự cẩn thận để móng cọc đảm bảo chất lượng. Móng cọc có chắc chắn thì công trình mới kiên cố và an toàn. Trước khi đô bê tông, bạn cần đổ một lớp bê tông lót dày khoảng 10cm để làm sạch đáy bê tông móng. Bên cạnh đó, giữ cho đáy móng có bề mặt bằng phẳng.

Sau khi đổ bê tông, cần tiến hành đầm bê tông ngay bằng đầm dùi hoặc đầm bàn để tăng khả năng kết dính của bê tông. Ngoài ra, bạn cần bảo dưỡng và tưới ẩm bê tông cho tới khi bê tông khô hẳn.

Liên hệ

Mong rằng những chia sẻ trên đây của Hoàng Phú đã giúp bạn biết được móng cọc là gì? và có thêm những kiến thức về loại móng này. Nếu bạn đang có kế hoạch xây nhà và cần tìm đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, thi công nhà trọn gói thì hãy liên hệ tới:

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ

  • Địa chỉ: 185/28 Ngô Chí Quốc, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Email: hoangphudc@gmail.com