Móng bè là gì?

Móng bè là gì?

Móng bè được biết đến như một trong những loại móng xây dựng rất phổ biến nhưng lại không quá nhiều người biết móng bè là gì ?. Theo các kỹ sư và thợ xây dựng, móng bè chính là phương án an toàn và hiệu quả trong các công trình thi công trên nền đất mềm. Và để hiểu hơn về loại móng này, mời bạn theo chân Hoàng Phú tìm hiểu thôi nào!

Móng bè là gì?

Móng bè là gì?

Móng bè là gì?

Bạn đang dự định xây dựng công trình nhà ở, kho bãi,… nhưng lại chưa rõ loại móng nào phù hợp với công trình và đặc điểm khu đất? Nếu vậy thì bạn hãy bắt đầu từ móng bè để tìm hiểu xem móng bè là gì.

Trong lĩnh vực xây dựng, móng bè hay móng toàn diện, nền móng là nền mặt phẳng trên nền đất, trải dài toàn bộ diện tích công trình. Khác với móng đơn, móng cọc và móng băng thì móng bè là móng đơn và được ứng dụng phổ biến ở những khu vực có nền đất yếu.

Móng bè có tác dụng nâng đỡ và chuyển trọng lượng của toàn bộ công trình xuống đất. Nhờ vậy mà đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho công trình. Móng bè có kiên cố thì công trình mới bền vững trước tác động gay gắt của ngoại lực, thời gian và thời tiết.

HOTLINE: 0905 079 088 (Tư vấn Thiết kế Thi công)

Cấu tạo của móng bè gồm những phần nào?

Móng bè là gì?

Cấu tạo của móng bè cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, trong tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành xây dựng thì một móng bè chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng khi có đủ các thành phần:

  • 1 lớp bê tông sàn có độ dày 10cm.
  • 1 bản móng có chiều cao 3200mm.
  • 1 dầm móng có kích thước 300 x 700mm.
  • Thép bản mỏng với 2 lớp thép Φ12a200.
  • Thép dầm móng với thép dọc và thép đai Φ8a150.

Những ưu điểm và nhược điểm của móng bè là gì?

Móng cọc, móng đơn hay móng băng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy móng bè thì sao? Ưu điểm và nhược điểm của móng bè là gì?

Ưu điểm

  • Thời gian thi công nhanh và chi phí thi công thấp.
  • Đặc biệt phù hợp với những công trình xây dựng nhỏ như nhà cấp 4, nhà dưới 4 tầng hoặc công trình nhà kho, kho bãi.
  • Có thể kết hợp với những kỹ thuật xây dựng khác để thi công những công trình có tầng hầm, bồn chứa, hồ bơi, bể vệ sinh,… Ví dụ như trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư,…

Nhược điểm

  • Móng bè dễ xảy ra tình trạng lún không đều nên chỉ phù hợp với những công trình xây dựng trên nền đất ổn định, ít sạt lở.
  • Chỉ nên thi công ở khu vực có mật độ xây dựng thấp và ít chịu tác động 2 chiều khi ở gần những công trình xung quanh.
  • Do là móng nông nên rất dễ xảy ra tình trạng mất ổn định do chịu sự tác động của hiện tượng động đất, thoát nước ngầm,…

Hướng dẫn thi công móng bè chất lượng trong xây dựng

Như Hoàng Phú đã chia sẻ ở trên, móng bè có kiên cố và chắc chắn thì công trình mới an toàn và đảm bảo trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, móng bè phải được thi công đúng thời gian, quy cách và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng.

Cách thi công móng bè

Đối với các kỹ sư và thợ xây dựng “lành nghề” thì việc thi công móng bè đã không còn là thử thách. Nhưng với người “ngoại đạo” thì không phải ai cũng biết tường tận về cách thi công móng bè. Theo đó, cách thi công móng bè luôn phải trải qua 5 bước:

  • Bước 1 – Chuẩn bị: Tiến hành giải phóng và san lấp mặt bằng. Đồng thời, chuẩn bị vật liệu, máy móc và thiết bị để đảm bảo quá trình thi công được diễn ra thuận tiện.
  • Bước 2 – Đào đất hố móng: Đào hố móng trên diện tích khu đất xây dựng theo thiết kế có sẵn.
  • Bước 3 – Xây tường móng: Tiến hành làm khung thép và xây tường móng theo thiết kế có sẵn.
  • Bước 4 – Đổ bê tông giằng: Đổ bê tông đã được nhào trộn vào tường móng theo từng lớp, độ dày mỗi lớp khoảng 20 – 30cm.
  • Bước 5 – Nghiệm thu và bảo dưỡng móng bê tông: Móng bè sau khi được đổ bê tông phải luôn được bảo dưỡng và giữ ẩm. Việc bảo dưỡng và giữ ẩm bê tông móng bè cần duy trì đến khi bê tông đủ ngày tuổi và kết dính chắc thành thành phẩm.

Một số điểm cần lưu ý trong thi công móng bè là gì?

Để thi công móng bè đạt chất lượng cao, ngoài việc thực hiện đúng và đủ các bước trên thì bạn cần nắm chắc một số lưu ý quan trọng. Cụ thể là:

  • Điều chỉnh độ lún sao cho phù hợp vì nếu độ lún không đều thì sẽ làm thay đổi độ dày của móng bè.
  • Bố trí cọc trong đài riêng lẻ hoặc theo nhóm tùy vào yêu cầu cấu tạo của công trình. Điều này sẽ giúp giảm nội lực trong bè hoặc giảm áp lực lên nên ở đáy bè một cách hiệu quả.

XEM THÊM:  BÀI VIẾT MỚI

Liên hệ

Hoàng Phú chắc rằng qua bài viết này bạn đã biết móng bè là gì và có thêm những thông tin dù cơ bản nhưng thật hữu ích về móng bè. Nếu bạn đang tìm “trợ thủ đắc lực” trong việc thiết kế và thi công móng bè hay các loại móng xây dựng khác,

hãy liên hệ tới ngay:

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ