Móng băng là một trong 4 loại móng trong xây dựng bên cạnh móng đơn, móng cọc và móng bè. Vậy bạn có đang thắc mắc móng băng là gì? Móng băng có những ưu – nhược điểm nào và được thi công ra sao? Nếu có thì hãy theo chân Hoàng Phú để tháo gỡ những thắc mắc này chỉ trong vòng “một nốt nhạc” nhé!
Table of Contents
HOTLINE: 0905 079 088 (Tư vấn Thiết kế Thi công)
Đôi nét về móng băng
Móng được đánh giá là bộ phận quan trọng bậc nhất trong một công trình xây dựng do phải chịu lực của toàn bộ công trình đó. Ngoài móng đơn, móng cọc hay móng bè thì móng băng cũng được sử dụng trong rất nhiều công trình.
Móng băng là gì?
Trước khi tìm hiểu chi tiết về kết cấu cũng như ưu và nhược điểm của móng băng, Hoàng Phú sẽ lý giải giúp bạn móng băng là gì. Theo đó, móng băng là loại móng có dạng dải dài thẳng có thể song song theo chiều ngang, dọc hoặc cắt nhau theo hình chữ thập.
Móng băng được đặt dưới tường hoặc hàng cột trong kết cấu của công trình. Nhờ vậy mà móng băng có khả năng đỡ tường và cột để giúp công trình trở nên vững chãi và chắc chắn.
Đồng thời, loại móng này cũng đảm bảo an toàn cho công trình trong trường hợp công trình được xây dựng trên các khu đất “xấu”. Cụ thể là khu đất khô, khu đất có địa chất phức tạp và kém ổn định.
XEM THÊM: BÀI VIẾT MỚI
Kết cấu của móng băng gồm mấy phần?
Đọc tới đây chắc hẳn bạn đang rất tò mò về kết cấu của móng băng phải không? Vậy thì Hoàng Phú sẽ không để bạn phải chờ đợi lâu hơn nữa. Móng băng bao gồm:
- 1 lớp dưới cùng của móng thường được đóng từ cọc bê tông, cọc tre hoặc cừ tràm.
- 1 lớp bê tông lót móng dày với độ dày tiêu chuẩn là 100mm.
- 1 lớp bản móng (900 – 1200) x 350mm. Lớp bản móng chạy liên tục liên kết tạo thành một khối dầm móng chắc chắn có kích thước khoảng 300 x (500 – 700)mm.
- Thép dầm móng với loại thép đai Φ8a150 và loại thép dọc 6Φ(18-22).
Ưu điểm và nhược điểm của móng băng
Theo giới chuyên môn, trong xây dựng, móng băng được sử dụng khá phổ biến. Đấy là bởi móng băng có những ưu điểm “ăn đứt” 3 loại móng kể trên. Vậy ưu điểm của móng băng là gì?
Ưu điểm
- Biện pháp thi công dễ dàng, quá trình lún đều hơn nên giúp giữ vững tường và cột trong xây dựng và cả trong sử dụng.
- Tải trọng chịu lực lớn nên công trình không sợ bị lún hay nứt tường sau thời gian dài sử dụng.
- Đặc biệt an toàn đối công trình nhà ở dưới 4 tấm.
Nhược điểm
Tuy nhiên, thực tế cuộc sống không có gì là tuyệt đối cả và móng băng cũng không ngoại lệ. Bên cạnh những ưu điểm trên, móng băng cũng tồn tại những nhược điểm như:
- Tiêu chuẩn móng băng phù hợp với đáy móng có chiều rộng dưới 1,5m. Nếu chiều rộng móng trên 1,5m thì sẽ lún nhiều hơn móng đơn.
- Chỉ phù hợp với những công trình nhà dân dụng nhỏ như nhà ở dưới 4 tấm, nhà cấp 3 hoặc cấp 4. Lý do là bởi độ chôn sâu của móng cạn nên khả năng chống lật và chống trượt kém.
- Chỉ phù hợp để thi công các công trình trên khu đất cứng còn các công trình trên khu có địa chất xấu và yếu thì không thể.
Quy trình trình thi công móng băng gồm những bước nào?
Để quá trình thi công móng băng diễn ra hoàn hảo và đạt chất lượng cao thì bạn cần tuân thủ đúng và đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, tiến hành lần lượt 5 bước trong quy trình thi công móng băng, đó là:
- Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nhân lực, máy móc.
- San lấp mặt bằng.
- Công tác cốt thép.
- Công tác cốp pha.
- Công tác bê tông.
Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nhân lực, máy móc
Đây là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi thi công móng băng. Theo đó, sau khi giải phóng mặt bằng, bạn cần chuẩn bị:
- Nhân công.
- Vật liệu xây dựng: xi măng, cát vàng, thép, đá,…
- Máy móc: xe vận chuyển, máy trộn bê tông,…
San lấp mặt bằng
Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành san lấp mặt bằng để làm sạch bề mặt khu đất xây dựng với 3 đầu việc sau:
- Định vị các trục công trình cố định trên khu đất xây dựng.
- Đào đất theo các trục định vị với kích thước đã được xác định.
- Dọn sạch phần móng vừa đào và hút nước dưới hố móng (nếu có).
Công tác cốt thép
Cốt thép có thể gia công ở nhà máy hoặc ở công trình nhưng cần đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép cần gia công. Bên cạnh đó, cốt thép cũng cần được gia công và lắp ráp theo đúng thiết kế.
Nếu cốt thép cần hàn nối thì phải đảm bảo hàn nối đúng quy định, kê lên các cụ bê tông đã đúc sẵn. Đặc biệt, cần tưới nước để đề phòng tình trạng cháy nổ cốp pha.
Công tác cốp pha
Ở bước này, bạn sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống ván khuôn dựa theo lưới thép định trước để phục vụ cho quá trình đổ bê tông nền móng. Ván khuôn phải phù hợp với từng loại móng cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thi công.
Thêm vào đó, các thanh chống lên thành đất cần được kê trên những tấm gỗ có độ dày trên 4cm. Điều này sẽ giúp làm giảm lực xô ngang khi tiến hành đổ bê tông.
Công tác bê tông
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công móng băng. Bê tông cần được trộn đúng thời gian và quy cách để đảm bảo chất lượng. Theo đó, cát, sỏi và đá cần được chọn lọc đúng kích cỡ hạt nhằm tránh xuất hiện bong bóng trong lỗ rỗng của bê tông thành phẩm.
Khi đổ bê tông, bạn cần tránh để hố móng bê tông bị ngập nước. Tình trạng này sẽ làm cho sự liên kết của vữa và xi măng bị giảm sút, gây ra tình trạng móng yếu và kém chắc chắn.
Liên hệ
Vậy là Hoàng Phú đã vừa chia sẻ xong với bạn móng băng là gì và quy trình thi công móng băng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hoàn thiện phần móng chắc chắn cho ngôi nhà của mình.
BÀI VIẾT NÊN ĐỌC
Top 10 mẫu nhà mái nhật đẹp được yêu thích mọi thời đại
Mẫu nhà mái Nhật sở hữu vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch và ngày càng [...]
Những tuổi làm nhà năm 2023
Xây nhà là một trong những công việc quan trọng của đời người. Ông bà [...]
25 mẫu nhà ống 4 tầng không thể bỏ qua khi xây nhà | XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ
Hiện nay có rất nhiều kiểu nhà được nhiều gia chủ lựa chọn, tuy nhiên [...]
Mách bạn 19 mẫu biệt thự 2 mặt tiền đẹp mê ly | XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ
Khám phá 19 mẫu biệt thự 2 mặt tiền đẹp, thiết kế độc đáo Hiện [...]