Khoan cọc nhồi là gì? là câu hỏi mà nếu không trong ngành xây dựng thì bạn rất khó trả lời. Giải pháp xử lý nền móng này được chọn để đảm bảo yêu cầu về tải trọng của các công trình cao tầng. Nhất là khi công trình được xây dựng ở khu vực có mật độ dân cư và công trình lớn. Cùng xem Hoàng Phú bật mí những điều thú vị gì về khoan cọc nhồi nhé !
Table of Contents
Khoan cọc nhồi là gì?
HOTLINE: 0905 079 088 (Tư vấn Thiết kế Thi công)
Thi công khoan cọc nhồi là giải pháp hiệu quả và kinh tế nhất trong việc xây dựng các công trình cao tầng có tải trọng lớn. Cụ thể là nhà chung cư, khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại,… Vậy bạn đã biết khoan cọc nhồi là gì chưa?
Khoan cọc nhồi là cách làm móng bằng việc đưa cọc bê tông cốt thép vào nền đất đã được khoan nhờ phương pháp khoan tạo lỗ. Cọc bê tông cốt thép đảm nhận nhiệm vụ gia cố nền đất và liên kết với nền móng để giữ cho công trình ổn định.
Giải pháp xử lý nền móng khoan cọc nhồi còn khá mới mẻ trong ngành xây dựng ở nước ta. Phần lớn, chỉ các công trình cao tầng hoặc công trình lớn mang tính biểu tượng mới chọn giải pháp này. Trong khi đó, các công trình nhà ở dân dụng có tải trọng nhỏ thì không.
Vì sao công trình xây dựng cao tầng nên chọn khoan cọc nhồi?
Đọc tới đây liệu rằng bạn có đang tự hỏi vì sao các công trình xây dựng cao tầng có tải trọng nhỏ lại nên lựa chọn khoan cọc nhồi? Nếu có thì hãy để Hoàng Phú bật mí những ưu điểm vượt trội của giải pháp xử lý nền móng này ngay sau đây.
Ưu điểm của khoan cọc nhồi
- Tiết kiệm khoảng 20 – 30% chi phí xử lý nền móng so với các giải pháp truyền thống khác.
- Dễ dàng thay đổi đường kính hay chiều dài của cọc để phù hợp với thực trạng nền đất do cọc được đúc ngay ở công trình.
- Giải pháp khoan cọc nhồi có khả năng chịu lực gấp từ 1 đến 2 lần so với các giải pháp xử lý nền móng khác.
- Đặc biệt phù hợp với công trình cao tầng có tải trọng lớn được xây dựng trên nền đất có địa tầng thay đổi phức tạp.
- Không gây ra tiếng ồn hay ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của các công trình xây dựng và khu dân cư xung quanh.
- Tăng khả năng chịu lực và độ bền của móng nhờ vào những khối cọc bê tông liền khối.
- Nhờ sử dụng phương pháp khoan và ống thiết bị nên cọc khoan nhồi sẽ đặt được vào các lớp đất dày và cứng. Ngoài ra còn đảm bảo được độ sâu của mũi cọc hơn các loại cọc chế sẵn.
- Chấn dung khi thi công nhỏ nên không gây ra tình trạng trồi đất xung quanh và xô đẩy các cọc đã được khoan trước đó.
Nhược điểm của khoan cọc nhồi
Tuy nhiên, giải pháp xử lý nền móng khoan cọc nhồi vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà nếu có thể khắc phục thì sẽ thật hoàn hảo. Mời bạn xem ngay nhược điểm của khoan cọc nhồi là gì thôi nào!
- Do dùng phương pháp khoan tạo lỗ nên dẫn tới hiện tượng giảm ma sát giữa thành cọc với đất.
- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, đặc biệt là trời mưa. Trời mưa khiến công trình thi công ép cọc bê tông dễ bị sụt lún, từ đó mà gia tăng chi phí phát sinh trong thi công.
- Bê tông xung quanh thân cọc dễ bị rửa trôi lớp xi măng nếu mặt thân của cọc bị rỗ hoặc cọc gặp phải mạch nước ngầm.
- Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thi công thì rất dễ gây ra nhiều sự cố. Việc xử lý các sự cố rất khó khăn và mất nhiều chi phí, nhất là khi phải tiến hành thay cọc mới.
XEM THÊM BÀI VIẾT MỚI: KIẾN THỨC XÂY DỰNG
Quy trình thi công cọc khoan nhồi đạt chuẩn chất lượng
Để hạn chế tối đa những sự cố không mong muốn trong quá trình thi công cọc khoan nhồi, bạn cần tuân thủ nghiêm các bước sau:
- Bước 1: Giải phóng, san lấp và dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng.
- Bước 2: Xác định vị trí tim cọc và di chuyển thiết bị khoan đến vị trí cần khoan.
- Bước 3: Tiến hành khoan vừa để tạo lỗ cọc vừa để kiểm tra địa tầng và kiểm tra độ sâu.
- Bước 4: Tiến hành lấy phôi khoan.
- Bước 5: Gia công cốt thép theo kích thước của lỗ khoan và thả ống đổ vào lỗ khoan.
- Bước 6: Vệ sinh hố khoan bằng việc lấy sạch đất đá hay hay các loại vật liệu khác còn sót lại. Đồng thời, hút sạch nước trong hố khoan (nếu có).
- Bước 7: Tiến hành đổ bê tông đã được trộn đúng thời gian và quy cách và lỗ khoan.
- Bước 8: Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi rồi đập đầu cọc và tiến hành quá trình thi công bệ móng công trình.
Liên hệ
Hoàng Phú mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết lý do mà các công trình cao tầng có tải trọng lớn nên chọn khoan cọc nhồi là gì?. Nếu bạn có ý định lựa chọn giải pháp xử lý nền móng này thì đừng quên tìm hiểu kỹ về những đơn vị thi công cọc khoan nhồi hiện nay.
BÀI VIẾT NÊN ĐỌC
Top 10 mẫu nhà mái nhật đẹp được yêu thích mọi thời đại
Mẫu nhà mái Nhật sở hữu vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch và ngày càng [...]
Những tuổi làm nhà năm 2023
Xây nhà là một trong những công việc quan trọng của đời người. Ông bà [...]
25 mẫu nhà ống 4 tầng không thể bỏ qua khi xây nhà | XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ
Hiện nay có rất nhiều kiểu nhà được nhiều gia chủ lựa chọn, tuy nhiên [...]
Mách bạn 19 mẫu biệt thự 2 mặt tiền đẹp mê ly | XÂY DỰNG HOÀNG PHÚ
Khám phá 19 mẫu biệt thự 2 mặt tiền đẹp, thiết kế độc đáo Hiện [...]